Hướng dẫn xử lý hiệu quả tất cả các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Việc sâu hại tấn công cây trồng không còn là vấn đề xa lạ với mỗi người chúng ta. Chính vì thế, cây hoa lan hồ điệp cũng không thể tránh khỏi việc bị sâu gây bệnh cho lá. Bên cạnh sự tấn công của sâu bọ, côn trùng, lan hồ điệp còn có thể bị còi cọc, kém phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu được mối lo ngại của những người bắt đầu chơi lan, Vip Flowers – dịch vụ điện hoa uy tín số một Việt Nam chia sẻ đến bạn đọc hướng dẫn xử lý hiệu quả tất cả các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp

 

Các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Rệp vảy ( scale insects ) hút nhựa lan hồ điệp

Một trong những sâu hại cho lan hồ điệp không thể không kể đến loài rệp son này. Bởi lẽ đa số những người nuôi trồng lan thường bị loài sâu bọ này tấn công. Chúng tấn công bằng cách hút nhựa ở lá, hơn nữa chúng còn thải những chất độc hại lên cho cây.

Rệp son là loài sâu gây hại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản vô cùng nhanh. Vì vậy nếu không kịp thời ngăn chặn sự tấn công của chúng, vườn lan của bạn sẽ trở nên còi cọc, kém phát triển với những chiếc lá xấu xí, không giữ được hình dáng ban đầu.

Để hạn chế sự sinh trưởng cũng như sự sinh sản của chúng, chúng ta cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Lannate, Regent, supracide,..

Để sử dụng các loại thuốc trê, bạn có thể hỏi người bán hoặc cũng có thể đọc hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì. Để việc ngăn chặn được đảm bảo, bạn nên phun thường xuyên, liên tục xuyên suốt nhiều tuần với tần suất một tuần một lần cho đến khi chúng không còn xuất hiện trên lá của bạn nữa. 

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Đồng thời, bạn cũng có thể cắt bỏ những lá do bọ trĩ gây hại để tránh tình trạng sinh sản của chúng.

 

Bọ trĩ ( thrips ) hút nhựa cây lan hồ điệp

Cùng với sự tấn công của rệp son, Bọ trĩ cũng là loại côn trùng gây hại cho cây thông qua việc hút nhựa có trên cây lan hồ điệp. Có thể dễ dàng thấy trong môi trường giá thể như vỏ cây mục, xơ dừa hay dớn vụn là những môi trường sống tạo điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ xuất hiện và sinh sống.

Đồng thời, bọ trĩ còn sinh sôi khi bạn sử dụng quá nhiều loại phân hữu cơ dưới dạng xác như phân bò, bánh dầu,… Chúng chỉ ẩn nấp và sống chủ yếu ở những môi trường đã kể trên, chúng ít khi xuất hiện trên thân cây lan hồ điệp. 

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp do bọ trĩ hút chất nhựa trên cây

Tuy nhiên, nếu bằng mắt thường, con người khó có thể phát hiện được chúng. Bởi lẽ đây là loài có kích thước vô cùng bé, chỉ từ 1 đến 5 mm. Chúng ta chỉ có thể phán đoán được sự xuất hiện của chúng thông qua sự biến dạng của lá. Dấu hiệu lá bị biến dạng, không giữ được hình dáng ban đầu cho thấy bọ trĩ đã đang “tung hoành” bằng cách ăn lá của lan hồ điệp. Những nơi như đỉnh hoặc chồi cây cũng là vị trí lý tưởng để bọ trĩ hút nhựa của cây.,

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc Bassa với nồng độ 8cc/ 8 lít confiirde

Phun thuốc trừ sâu định kỳ đều đặn một tháng 2 lần để tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Nhớt, ốc sên ăn lá lan hồ điệp

Khác với hai loài đã kể trên, ốc sên gần gũi với con người hơn và cũng dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Nên việc tiến hành bắt bỏ chúng là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nhớt, ốc sên có vẻ lại nguy hiểm hơn hai loài đã kể trên. Chúng ăn hết phần rễ non của cây, đồng thời lại tiết ra những chất gây hại cho rễ.

các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp do ốc sên gây nên

Nếu không kịp thời xử lý, ngăn chặn, toàn bộ rễ của bạn sẽ bị thối rữa, dẫn đến chết cây. Để xử lý tình huống này, bạn cần rải thuốc ngăn chặn ốc sên, nhớt lên trên bề mặt chậu. Để việc xử lý ốc sên, nhớt đạt hiệu quả cao, bạn nên tiến hành rải khi tiết trời dịu mát, thời tiết quá ẩm.

 

Nhện đỏ ( Red spider mites ) khiến lá của lan hồ điệp bị vàng

Nếu bạn thắc mắc chẳng hiểu tại sao lá của lan hồ điệp bị vàng. Mặc dù chế độ tưới nước, lượng nước, cách tưới nước cho cây đều đúng và đủ thế nhưng bằng một cách nào đó, những chiếc lá lại chẳng bao giờ xanh tươi tốt được, quanh năm chỉ một màu vàng khè, héo úa. Thế thì có thể cây lan hồ điệp của bạn đã bị nhện đỏ tấn công rồi đấy.

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp

So với loài bọ trĩ, nhện đỏ còn khó quan sát bằng mắt thường hơn. Chúng có kích thước rất bé, bé đến nỗi chỉ được ½ mm. Nếu quan sát dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy chúng không khác lắm với các loài rệp. Chúng có 8 chân, khi chúng còn nhỏ thì có màu vàng.

Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành thì được chuyển dần từ vàng sang đỏ. Đây là loại có tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh. Vì vậy cần thường xuyên quan sát để chẩn đoán bệnh của cây là do nhện đỏ gây ra, để từ đó ngăn chặn kịp thời. Tránh khi chúng đã sinh sản quá nhiều, đến khi đó sẽ mất rất nhiều thời gian để phục hồi lại cây.

Chúng thường ẩn nấp trong các bẹ của lá, hoặc cũng rất thích sống ở phần gốc lá. Đó là lý do tại sao lan hồ điệp của bạn thường xuyên bị vàng lá, khô héo.

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
để có một chậu lan với lá xanh tươi tốt cần tiến hành xử lý đúng cách khi thấy cây có dấu hiệu bị nhện đỏ tán công

Nhện đỏ xuất hiện trên hoa lan nhiều khi trời vào mùa khô, ít dần vào mùa mưa. 

Để khắc phục tình trạng vàng lá do nhện đỏ gây ra, chúng ta cần sử dụng loại thuốc trừ sâu như Nissorun, Commite, Polytrin,… Để việc sử dụng thuốc được đạt hiệu quả cao nhất có thể, bạn nên hỏi ngay tại chỗ mua hoặc đọc kỹ lưỡng dẫn được in trên bao bì. Khi phun thuốc,

Vip Flowers mách bạn mẹo để tiết kiệm thời gian diệt trừ loài nhện đỏ này. Bạn có thể phun thuốc vào buổi sáng sớm, trong khoảng từ 8 đến 9 giờ là khoảng thời gian thích hợp nhất. 


Sâu hại ở lan hồ điệp thuộc bọ châu chấu

Nhắc đến loài côn trùng này, có lẽ chúng ta không còn quá xa lạ. Đặc biệt là khi nhắc đến vấn đề chúng gây ra đối với cây trồng. Châu chấu không chỉ phá hoại mùa mang, khi tấn công, chúng đi theo từng đàn trông rất đông và “oanh liệt”. Tuy nhiên, với lan hồ điệp, chúng đi riêng lẻ nhưng vẫn đảm bảo độ tàn phá của mình cho cây trồng.

các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp

châu chấu nhỏ thường thích tấn công lan hồ điệp hơn. chúng đi từ các vùng đồng cỏ gần nhà và cây trồng trong vườn. 

Chúng thường xuất hiện vào hè thu. Châu chấu ưa cắn lá, cành hoa và thân. Vì vậy, nếu bạn thấy những vết cắn có dấu răng to vừa thì tự tin đoán chắc rằng đã có châu chấu “ghé thăm”. Hơn hết, châu chấu khi gặp lá non, chúng thường cắn sạch, trụi lủi. vì vậy, nếu không phát hiện để ngăn chặn kịp thời, chẳng bao lâu cây hoa của bạn sẽ trở nên giảm giá trị về mặt thẩm mỹ.

các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Để phòng trừ sự tấn công của châu chấu, bạn có thể tiến hành làm như sau:

Đầu tiên bạn cần làm sạch lại xung quanh vườn của mình, phát quang bụi rậm hoặc rải thái không cần thiết. Việc làm này giúp cho môi trường của lan hồ điệp sống được sạch, giảm thiểu nơi trú ẩn của châu chấu cũng như ngăn chặn tình trạng sinh sôi phát triển của chúng.

các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp
châu chấu là một trong nguyên nhân khiến cây còi cọc, kém phát triển

Nếu chúng đã tấn công đến cây lan hồ điệp của bạn, việc cần làm là bạn sử dụng sự hỗ trợ của thuốc hóa học: Pegasus 500 5C, hoặc Supracide 40 EC với liều lượng, cách sử dụng và tần suất sử dụng thuốc theo hướng dẫn được in trên bao bì của sản phẩm.

các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp do châu chấu

 

Hướng dẫn cách phòng bệnh hoa lan

Chúng ta vẫn thường hay dặn nhau “phòng cháy hơn chữa cháy”. Vì vậy, bạn cũng có thể phòng trừ sâu bọ gây hại cho cây lan hồ điệp trước khi bị chúng tấn công. Bằng cách như thế nào hẳn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc và mong muốn được biết đến nhất. Vì vậy, vip Flowers xin gửi đến bạn đọc những cách sau:

Khi bắt đầu bắt tay vào thiết kế vườn trồng cho lan hồ điệp, bạn cần giữ cho giàn lan luôn được thông thoáng. Hãy luôn lựa chọn những mảnh đất thoáng đãng, không quá ẩm mốc mà cũng không nên đón quá nhiều nắng. Chính việc tạo không gian cũng đã phần nào tránh được tình trạng cây bị sâu bọ gây hại, phát triển. Đồng thời kết hợp thường xuyên làm sạch giá thể để tránh các bệnh do sâu gây hại lên lan hồ điệp

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Để cây có sức chống chịu tốt trước sự tấn công, gây hại của sâu bọ. Bạn nên thường xuyên cung cấp phân hữu cơ cho cây. Phân hữu cơ chính là chất dinh dưỡng giúp cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đồng thời cũng giống cây ra hoa đều đặn, thường xuyên. Vì vậy, để bổ sung dưỡng chất cho cây, bạn nên tập trung cung cấp phân hữu cơ vào mùa nắng, tức là khi lan hồ điệp đã vào thời điểm ngủ nghỉ.

Từ đó, lan hồ điệp được hấp thu tích lũy từ từ cho đến mùa mưa sẽ tăng trưởng và phát triển tăng vọt. Cây sinh trưởng tốt cũng như khi con người có sức đề kháng, không hoàn toàn tránh được việc sâu bọ tấn công, thế nhưng cũng một phần kéo dài thời gian tuổi thọ của cây hơn.

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Một việc quan trọng mà có thể bạn đã bỏ qua khi mới mua lan về. Khi vừa mới mua giống lan về, bạn cần phải xử lí chúng thật cẩn thận. Cách tốt nhất là hãy đưa chúng vào trong dung dịch Physan 20 liều 1ml pha với 1 lít nước. Ngâm trong dung dịch khoảng từ 10 đến 15 phút rồi sau đó hãy lấy ra rồi tiến hành trồng và chăm sóc như bình thường. Với việc làm này, không chỉ phần nào giúp cây diệt trừ nấm khuẩn mà còn đảm bảo cây được phòng ngừa ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ.

Một trong những môi trường khiến sâu bọ ưa thích trú ẩn là giá thể. Vì vậy, việc thường xuyên xử lý giá thể để diệt trừ sự gây hại của sâu bọ là điều cần thiết và nên làm thường xuyên.

các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp
các bệnh thường gặp do sâu gây hại lên lan hồ điệp

Qua những chia sẻ trên, Vip Flowers đã tổng hợp cho bạn một cách đầy đủ nhất về các bệnh do sâu gay hại lên lan hồ điệp. Hy vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn những thông tin bổ ích, nhờ đó mà lan hồ điệp trong nhà bạn được tỏa sáng đúng như những gì đáng lẽ nó được thể hiện.

Đánh Giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *