Cây Trúc Đào có vẻ đẹp rất cuốn hút với màu sắc trắng, hồng, đỏ, vàng…rất sặc sỡ. Thế nhưng bản thân cây Trúc Đào lại ẩn chứa độc tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người khi tiếp xúc phải. Loại cây này có thực sự vừa đẹp vừa nguy hiểm không thì chúng ta cùng khám phá về bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc và đặc điểm cây Trúc Đào
Nguồn Gốc
Trúc Đào là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Thành phố cổ Volubilis tại Bắc Phi lấy tên gọi theo tên gọi trong tiếng Latinh cổ cho loài cây này. Người Trung Quốc gọi nó là Giáp Trúc Đào(夹竹桃).
Cây Trúc Đào có tên khoa học là Nerium oleander
Cây Trúc Đào là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Morocco và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á sau đó du nhập vào Việt Nam.
Đặc điểm
Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô có cành mềm dẻo. Nó cao tới 2–6 m, với các cành mọc gần như thẳng, thuộc loại cây sống lâu năm.
Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dày và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5–21 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn. Lá có một đường gân chính ở giữa rất nổi bật, gân đều, sông song ngang hai bên gân chính.
Hoa Trúc Đào rất đa màu sắc:trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là màu hồng.
Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu đỏ, màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5–5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa.
Hoa Trúc Đào mọc thành chùm trên đỉnh, tràng hoa có hình chiếc phễu, hoa có nhiều màu sắc như màu đỏ đào, trắng, hồng phấn hoặc màu vàng. Dường như quanh năm đều nở hoa, nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu.Trúc Đào có hương thơm nhè nhẹ.
Quả thường ra vào mùa đông và mùa xuân.
Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 5–23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.
Cách trồng và chăm sóc Cây Trúc Đào
Cách trồng
Chuẩn bị đất
Cây Trúc Đào thuộc loại cây bụi nên có khả năng phát triển tốt.Thích nghi với tất cả các loại đất, trừ đất ngập mặn gây nghẹt rễ.
Chuẩn bị cây giống
Bạn có thể nhân giống từ cành cây hoặc mua cây giống tại các vườn cây cảnh.
Nếu nhân giống từ cành bạn phải hết sức cẩn thận, vì thân cây có độc tố nên phải đeo găng tay cẩn thận khi nhân giống.
Tiến hành trồng
Cây Trúc Đào là loại cây phát triển khoẻ và có chiều cao khá tốt, nên lúc đào hố trồng, đường kính phải đạt khoảng 40cm. Đặt cây nhẹ nhàng xuống hố, vùi đất thật chặt và chống chèn cây để khỏi đổ ngã. Đất trồng phải trộn đều với phân chuồng phơi khô đã được hoai mục để cây dễ phát triển. Cuối cùng tưới lượng nước nhẹ mà đủ để cây có độ ẩm dễ dàng sinh trưởng..
Chăm sóc
Ánh sáng
Cây cần có ánh sáng để lấy chất diệp lục nuôi cơ thể, nên cần trồng những nơi thông thoáng.
Phân bón
Để cây phát triển tốt ra hoa quanh năm thì 1 tháng bón phân 1 lần. Cây Trúc Đào thuộc cây gỗ nhỏ, nên sinh trưởng khoẻ. Bạn chỉ cần bón phân trực tiếp xuống gốc cây, sau đó tưới nước cho cây là được.
Tưới nước
Cây Trúc Đào có khả năng chịu hạn tốt do đó không cần phải tưới thường xuyên. Cách 2 ngày ta lại tưới 1 lần cho cây, để giữ độ ẩm cho cây.
Nhiệt độ
Cây Trúc Đào có khả năng chịu khô hạn tốt, chúng còn được biết đến là loài thực vật chống chịu được giá lạnh đến âm 10 độ c.Bên cạnh đó nó cũng chịu được nóngtreen 38 độ c. Hiếm có loài cây nào vừa chịu được nóng và lạnh như Trúc Đào.
Công dụng của Cây Trúc Đào
Trồng làm cảnh quan
Trúc đào phát triển tốt trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, tại đây nó được sử dụng rộng rãi như là một loại cây cảnh trong các cảnh quan như công viên và dọc theo ven đường. Loài cây này phát triển mạnh mẽ, dễ trồng, dễ chăm sóc, không cần phải chỉnh chu tỉ mị. Nên được trồng rất nhiều ở khuôn viên, hai bên đường phố.Cây cho nhiều hoa, lại nở quanh năm nên góp phần tạo cho thành phố thêm xinh đẹp.
Trồng làm thuốc
Nước chiết từ lá Trúc Đào sử dụng để điều trị sung huyết, cũng như được sử dụng cục bộ để điều trị các rối loạn da. Lá chứa hoạt chất chính là glycosid tim, có đến 17 glycosid tim khác nhau, hàm lượng glycosid tim toàn phần trong lá là 0,5%. Đáng chú ý là các glycosid: oleandrin, deacetyloleandrin, neriantin, adynerin.
Ngoài ra cong được điều chế để làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim.
Lưu ý là toàn bộ các bộ phận của cây Trúc Đào đều chứa nhiều chất độc nên việc điều trị phải theo đơn và sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài những công dụng trên người ta còn lấy cành và hạt Trúc Đào giã nát để làm thuốc trừ sâu bệnh, trừ chuột.
Ý nghĩa cây Trúc Đào
Trúc Đào có tuổi thọ rất cao, có sức sống rất mãnh liệt. Loài cây này có thể chịu được cả nhiệt độ lạnh và nóng, đây là điểm đặc trưng riêng của loài cây này.Với đặc tính đó cây Trúc Đào thể hiện ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước sóng gió. Dù có gặp khó khăn vẫn không nhụt chí. Ngoài ý nghĩa nêu trên nó còn tượng trưng cho sự cẩn trọng, luôn cảnh giác trước mối nguy hại không bị mê mẩn trước một vẻ đẹp có độc, không bị cám dỗ trước những lời mật ngọt của kẻ tiểu nhân.
Cây Trúc Đào có độc tính không
Loài cây này toàn thân đều có độc tính, nhất là mủ của cây.
Cây Trúc Đào có phần lá, vỏ, rễ, hoa và hạt giống đều có chứa chất độc với độc tính cao, con người và động vật ăn phải có thể bị tử vong. Lá và vỏ thân cây có thể dùng làm thuốc trợ tim, do có độc nên khi dùng phải hết sức cẩn thận.Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Nếu không may bị ăn một lá Trúc Đào sẽ dẫn đến tử vong.
Một số triệu chứng khi bị ngộ độc cây Trúc Đào
Gây rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh hơn bình thường.
Gây buồn nôn, tổn thương đến dạ dày, khiến cơ thể mệt mỏi.
Tuần hoàn máy bị kém đi, gây ra nhợt nhạt, tím tái.
Gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương, khiến đột quỵ, thậm chí tử vong.
Cách xử lí khi bị ngộ độc Cây Trúc Đào
Ngộ độc và các phản ứng của loại cây này diễn biến rất nhanh. Nên lúc có hiện tượng cần đưa người nhà đến y tế để xử lí ngay. Phải dùng thuốc kích thích gây nôn và rửa ruột.
Cây Trúc Đào có nên trồng trong nhà không
Loài cây này tuy dù có vẻ đẹp mê hồn, dễ trồng, dễ chăm nhưng chúng ta không nên trồng trong nhà.Vì độc tính của nó rất nguy hiểm nên chỉ trồng ở hai bên đường cao tốc, khuôn viên, đường phố. Loài cây này độc đến mức độ mà những chiếc lá khô rụng xuống đất vẫn còn độc tố. Chất độc ăn sâu xuống lòng đất, nên không được trồng bất cứ cây ăn quả hay cây rau bên cạnh cây Trúc Đào. Ngoài ra không được đào giếng nước bên cạnh cây vì độc tố của nó sẽ ảnh hưởng vào nguồn nước.
Nếu bạn muốn trồng trong sân nhà thì phải không có trẻ con mới trồng được. Lúc trồng vào chậu phải có thêm một lớp máng để hứng nước, không cho nguồn nước chảy ra ngoài ảnh hưởng tới tính mạng.
Cây Trúc Đào mua ở đâu, giá bán
Bạn có thể đặt mua tại các nhà vườn hoặc các trang mạng uy tín.
Giá bán loài cây này giao động trên 100 ngàn việt nam đồng.
Top hình ảnh đẹp cây Trúc Đào
Cây Trúc Đào khoác trên mình rất nhiều màu sắc phong phú như hồng, đỏ, trắng… đẹp đến mê hồn nhưng lại chứa đựng độc tố vô cùng nguy hiểm gây đến tử vong cho con người khi không may ăn phải lá hay mủ nhựa dính vào người qua bài viết này tôi hi vọng mang đến cho bạn những thông tin bổ ích mà các bạn nên biết tại VipFlowers.vn