[ Cây Tuyết Tùng ] – Cây mang đến 1 vẻ đẹp giản dị, sâu lắng

Cây Tuyết Tùng là một loài cây thực vật. Cây vừa được trưng bày làm cảnh quan, vừa cho ta gỗ quý. Tuyết Tùng với cành lá xum xuê, màu xanh mướt, mang đến một vẻ đẹp giản dị mà sâu lắng. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ qua bài viết dưới đây nhé.

Cây Tuyết Tùng
Cây Tuyết Tùng

Nguồn gốc và đặc điểm Cây Tuyết Tùng

Nguồn gốc

Cây Tuyết Tùng có tên khoa học là Cedrus

Cây Tuyết Tùng hay còn gọi là Chi Thông Tuyết, là loại thực vật lá kim thuộc dòng họ Thông.

Chúng có nguồn gốc xuất phát từ phía Tây dãy núi Himalaya và thuộc một trong những khu vực Địa Trung Hải. Sau đó du nhập sang Châu Á, rồi lan rộng khắp các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Nguồn gốc Cây Tuyết Tùng
Nguồn gốc Cây Tuyết Tùng

Đặc điểm

Cây Tuyết Tùng được trồng trong hai môi trường khác nhau. Một loài là trồng làm cảnh trong nhà, trong vườn, trong công viên, khách sạn…Còn một loài nữa được trồng ở môi trường tự nhiên để lấy gỗ.

Cây được trồng để lấy gỗ thường sống ở độ cao từ 1.500 – 3.200 m ở dãy Himalaya và 1.000 – 2.200 m ở khu vực Địa Trung Hải. Cây thuộc họ thân gỗ, thân cây cao từ 30 – 40 m, hoặc có thể cao hơn tuỳ vào độ tuổi của cây. Các nhánh cây rộng và phẳng, chồi đa dạng với lá kim tạo thành hình xoắn ốc mở. Cành lá xum xuê, mọc thẳng.

Lá màu xanh đậm, đầu ngọn lá màu xanh nhạt đan xen màu trắng.

Đặc điểm Cây Tuyết Tùng
Đặc điểm Cây Tuyết Tùng

Cây Tuyết Tùng có ra hoa và quả, có hình dáng thùng. Quả của cây thường có chiều dài trung bình khoảng 5 – 10cm. Khi quả chín sẽ có màu nâu và tỏa một mùi vị đặc trưng của họ nhà cây Thông đó là mùi hăng.

Hoa của Cây Tuyết Tùng chứa một lượng phấn hoa khổng lồ, những lúc có gió mạnh thổi qua sẽ làm cho phấn hoa rơi. Nó là nguyên nhân gây ra chứng dị ứng cho những người bị phấn hoa rơi vào.

Nó có thể gây ra các triệu chứng như, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở… Các triệu chứng trên xâm nhập vào cơ thể của những người quá mẫn cảm qua đường hô hấp, răng miệng.Tuy dù nó không gây tử vong nhưng nó trở thành căn bệnh theo mùa gây khó chịu.

Cây Tuyết Tùng được trang trí trong nhà thường có chiều cao từ 25 đến 35 cm. Cây thân nhỏ, lá mọc um tùm.Lá có hình kim. Màu xanh đậm, hoặc xanh nhạt.

Cây trồng trong nhà không có hoa, không có quả, tuy nhiên nó có mùi hương nhẹ nhẹ, đủ lưu luyến lòng người. Cây có sáp trắng ở đầu ngọn để bảo vệ cho cây.

Ý nghĩa Cây Tuyết Tùng

Ý nghĩa trong đời sống

Cây Tuyết Tùng hiên ngang, sừng sững có thế sống trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt dù trời mưa hay nắng. Bên cạnh đó cây còn là biểu tượng, uy phong, anh dũng thể hiện khí thế ngút trời, khí chất của người quân tử luôn vươn mình đứng lên, ngẩng cao đầu đối diện và vượt qua thử thách, chông gai.

Ý nghĩa Cây Tuyết Tùng
Ý nghĩa Cây Tuyết Tùng

Ý nghĩa phong thủy

Cây Tuyết Tùng mang ý nghĩa trường thọ. Biểu tượng của cây thường xuất hiện trên những đồ vật gốm sứ, tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc, sức khoẻ, tiền tài. Bên cạnh đó còn được gọi là nơi trú ngụ của các vị thần linh, là cầu nối giữa thế giới âm và dương, giúp các thành viên trong gia đình, sum họp, quây quần, đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau. Ngoài ra, cây còn giúp xua đuổi vận khí xấu, mang đến cho gia chủ một cuộc sống may mắn. Thuận buồm xuôi gió cả trong sự nghiệp và cuộc sống được viên mãn, ấm no, hạnh phúc.

Cây Tuyết Tùng hợp với người mệnh gì, tuổi gì

Cây Tuyết Tùng rất hợp đối với những người thuộc mệnh mộc, mệnh Kim. Đặc biệt là tuổi thân ( tuổi con khỉ). Về mặt tâm linh, người ta tin rằng khi trồng Cây Tuyết Tùng trong nhà sẽ giúp xua đuổi khí xấu, mang đến cho gia chủ những may mắn, tài lộc.

Cây Tuyết Tùng hợp với người mệnh gì, tuổi gì
Cây Tuyết Tùng hợp với người mệnh gì, tuổi gì

Công dụng của Cây Tuyết Tùng

Trồng làm cảnh quan

Với bàn tay điêu khắc của những bác làm vườn chuyên nghiệp có thể tạo ra muôn vàn giáng thế siêu đẹp. Bạn dễ dàng bắt gặp tại các phòng khách được bày biện ở cửa sổ, cầu thang, phòng làm việc. Cây còn được trang trí ở mái hiên, sân nhà, bậc thềm, công viên, khách san…

Trồng làm cảnh quan
Trồng làm cảnh quan

Trồng làm gỗ

Cây Tuyết Tùng có tuổi thọ rất dài nên có thể trồng lấy gỗ. Gỗ của loài cây này vô cùng quý hiếm, vì mùi hương thơm được phát ra từ gỗ rất là dễ chịu. Được các nhà điêu khắc tung ra nhiều sản phẩm bày biện nhiều trong chùa chiền.

Trồng làm gỗ
Trồng làm gỗ

Trồng cây giúp thanh lọc cơ thể

Cây còn gắn liền với sức khỏe của mỗi người, khí thoát ra từ cây giúp thanh lọc không khí, giúp cân bằng cảm xúc, mang lại giấc ngủ ngon và thư thái hơn.

Trồng cây giúp thanh lọc cơ thể
Trồng cây giúp thanh lọc cơ thể

Trồng lấy tinh dầu

Tinh dầu của Cây Tuyết Tùng được dùng làm thuốc bôi ngoài da giúp ngăn ngừa và chữa các bệnh về da như viêm da, nấm da, vảy nến… Giúp da bạn trở nên trẻ và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu từ cây có khả năng giải tỏa bớt đi căng thẳng, stress rất hiệu quả sau mỗi buổi làm việc.

Từ đó sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và thư giãn hơn. Ngoài ra, về tinh dầu của cây Tuyết Tùng còn có khả năng sát khuẩn cao và kháng viêm cao, vì thế mà chúng thường được dùng để chữa các bệnh viêm tiết niệu, viêm bàng quang… Hơn thế nữa tinh dầu của nó còn có khả năng chữa ho, đau xương khớp.

Trồng lấy tinh dầu
Trồng lấy tinh dầu

Trồng làm quà tặng

Với những lợi ích vô cùng phong phú, nên Cây Tuyết Tùng rất phù hợp để trồng làm quà tặng. Độ tuổi thọ của loài cây này mang đến thì hiếm có cây nào địch lại nổi. Vì thế món quà đầu tiên mà ta nên nhắc đến đó là dùng làm quà tặng mừng thọ.

Khi chủ nhân được tặng cây này thể hiện được sức sống bền bỉ, trường thọ, sống lâu trăm tuổi. Ngoài ra có thể tặng sinh nhật, khai trương…

Trồng làm quà tặng
Trồng làm quà tặng

Trồng làm thuốc diệt muỗi

Nhuỵ hoa củ cây có chật độc tố nên người ta điều chế làm thuốc diệt muỗi rất hữu ích.

Cách trồng và chăm sóc Cây Tuyết Tùng

Cách trồng

Chuẩn bị đất trồng

Về đất trồng hãy chọn những loại đất tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt vì cây không chịu được ngập úng. Bạn có thể chọn những loại đất mùn có độ pH cao để đạt độ kiềm cho cây.

Chuẩn bị chậu trồng

Chọn những chậu có lỗ thông thoáng để giúp cây thoát nước tốt.

Cách trồng Cây Tuyết Tùng
Cách trồng Cây Tuyết Tùng

Chuẩn bị nhân giống

Nhân giống Cây Tuyết Tùng bằng 2 cách

Thứ nhất là nhân giống bằng gieo hạt

Thời điểm gieo hạt tốt nhất là vào mùa xuân. Khi đó thời tiết mát mẻ, thích hợp cho muôn loài cây sinh trưởng. Ta cho 3 – 4 hạt ào vốc đất mùn, sau đó vùi đất lại, tưới lượng nược nhẹ bằng vòi hoa sen, giữ ẩm cho cây sinh trưởng.

Lúc mới ươm hạt cây nên để chỗ mát, nếu không cây bị khô đất, khó sinh trưởng. Lúc gieo ta nên phun thêm chất kích thích cho hạt dễ nảy mầm. Sau 20 ngày đến 1 tháng có thể đem ra trồng.

Thứ hai là nhân giống bằng ghép cành

Cây Tuyết Tùng thuộc loại cây cảnh bonsai thường được ghép với khúc gỗ tốt, có hình dáng đặc biệt từ khi cây còn nhỏ. Với bàn tay điêu khắc của những người thợ chuyên nghiệp, thổi hồn với muôn vàn kiểu giáng đẹp, bắt mắt, phong phú có tính nghệ thuật cao.

Tiến hành trồng

Sau khi ta đã thực hiện xong các bước trên thì việc đem trồng là rất đơn giản. Tuỳ vào không gian phòng ở bạn nên chọn chậu cho hợp lí. Ta lấy 5% đất thịt phù sa trộn đều với 5% còn lại là xơ dừa, trấu, than xỉ, phân hữ cơ.

Cho 5% khối lượng trộn đều vào chậu, đặt cây nhẹ nhàng vào, tiếp tục cho phần đất còn lại vào lắp chặt. Tưới nhẹ nhàng nước cho cây để giữ ẩm cho đất. Những chậu cây bày trí trong nhà bạn nên mua thêm máng hứng dưới đáy chậu, để tránh nước, đất vương ra nhà.

Chuẩn bị nhân giống
Chuẩn bị nhân giống

Chăm sóc

Ánh sáng

Đặt chậu ở những nơi có đầy đủ ánh sáng như ban công, cửa sổ hay tại sân vườn nhà để cây quang hợp tốt, lấy chất diệp lục nuôi cơ thể, giúp cây, lá xanh tươi mơn mởn.

Dùng đất thấm nước tốt và có tính kiềm để trồng cây. Cây không chịu được khói, khí độc hại sẽ khiến cho lá non của cây bị héo rụi và bị đen lá mất đi vẻ đẹp của cây.

Nhiệt độ

Cây Tuyết Tùng thuộc cây cảnh để bàn nên thích nghi với khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhiệt độ tầm 20 đến 30 độ c.

Tỉa cành

Cây Tuyết Tùng không ưa cắt tỉa nhiều, Tuy nhiên bạn có thể cắt tỉa vào mùa tăng trưởng của cây. Lúc cắt nên tránh phần ngọn. Khi mùa đông đến bạn nên hạn chế cắt, vì cây phục hồi vết cắt rất chậm sẽ ảnh hưởng tới dáng của cây.

Bón phân

Cây đang sinh trưởng có thể dùng phân hữu cơ bón bổ sung, Dùng 1 lượng phân vừa đủ, cho hoà tan trong nước, rồi tưới phun sương xuống dưới gốc cây.1 tháng có thể tưới nhẹ nước phân 1 lần.

Nước tưới

Cây không ưa nhiều nước, nên 1 tuần bạn có thể tưới nhẹ 2 đến 3 lần, Lưu ý, chỉ tưới phun sương, không nên tưới đậm.

Chăm sóc Cây Tuyết Tùng
Chăm sóc Cây Tuyết Tùng

Bệnh thường gặp và cách điều trị cho Cây Tuyết Tùng

Loài cây này sinh trưởng vô cùng mạnh, ít sâu bệnh, tuy nhiên cây có thể bị mốc trắng rễ, ta xử lí hiện tượng này bằng cách rửa sạch lớp mốc trắng và bôi thuốc đặc trị cho cây.

Nên để cây những vị trí thoáng mát, thỉnh thoảng đưa ra ánh nắng cho cây lấy chất diệp lục bổ sung năng lượng sống cho cây.

Bệnh thường gặp và cách điều trị cho Cây Tuyết Tùng
Bệnh thường gặp và cách điều trị cho Cây Tuyết Tùng

Mua Cây Tuyết Tùng ở đâu, giá bán

Bạn có thể đặt mua tại các cửa hàng bán cây cảnh, gần nhà bạn. Vì đây là một loại cây rất phổ biến ở nước ta, nên bạn sẽ rất dễ dàng mua Hoặc bạn có thể đặt mua trên các trang mạng uy tín như shoppe, lazada

Những cây cảnh bon sai có giá trên 100 ngàn vn đồng.

Mua Cây Tuyết Tùng ở đâu, giá bán
Mua Cây Tuyết Tùng ở đâu, giá bán

Top hình ảnh đẹp Cây Tuyết Tùng

top 1 2

top 2 2

top 3 2

top 4 2

top 5 2

top 6 1

top 7 2

 

Cây Tuyết Tùng  không những thuộc loại cây cảnh bonsai đứng vị trí nhất nhì trong giới chơi vườn mà cây còn mang lại nhiều công dụng trên cả tuyệt vời. Qua bài viết này tôi hi vọng mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích, và có thể giúp bạn tìm được cho mình 1 vài chậu cây yêu thích. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều loài cây cảnh khác trên trang mạng VipFlowers.vn.

Đánh Giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *