Hoa Phượng tím là loài hoa có vẻ đẹp mơ mộng và đượm buồn, nó đại diện cho sự thủy chung và sắt son của người con gái trong tình yêu, ngoài ra nó còn có một sức sống vô cùng mãnh liệt, vẻ đẹp mơ mộng của loài hoa này được ví như những tà áo dài của người con gái xứ Huế. Mời các bạn cùng Vipflower đi tìm hiểu về loài hoa này nhé!
Hoa Phượng Tím là gì?
Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia, là một loại thực vật thuộc họ Chùm Ớt, nó có nguồn gốc từ Nam Mĩ, du nhập vào Việt Nam từ những năm 1970 và được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt.
Sau nhiều năm nghiên cứu cây Phượng Tím được nhân giống thành công và trồng khắp nơi trên Đà Lạt, gắn liền với cuộc sống và những kỉ niệm đẹp của người dân nơi đây.
Đặc điểm của hoa Phượng Tím
Phượng Tím là một loài cây gỗ lớn có chiều cao khoảng 10-15cm, tán lá tỏa rộng từ 7-10cm, nhưng cành lá thưa, lá phức bao gồm hai lần lá kép, nên khi không có hoa nhìn cây rất giống Phượng Vĩ, nhưng hoa nở nhiều hơn.
Hoa nở thành chùm màu tím, có hình ống dài 4–5 cm, cánh hoa rất mềm mại, dễ bị dập nát, chứ không hề giống hoa phượng. Mùa hoa nở kéo dài khá lâu, có thể lên đến 4–6 tháng.
Cây thường được trồng làm cây cảnh ở ven đường và trong các công viên, nhưng vì tán lá quá thưa thớt nên tác dụng che bóng mát kém. Riêng trong công viên, vì không phải thường xuyên quét dọn mỗi ngày như ở trên đường phố, nên sau vài ngày hoa rụng trên mặt đất sẽ tạo nên một thảm hoa màu tím rất đẹp.
Ý nghĩa hoa Phượng Tím
Phượng Tím có màu sắc nhẹ nhàng mơ mộng, là loài hoa tượng trưng cho sự thương nhớ, thủy chung.
Những chùm hoa Phượng Tím rũ xuống nhẹ nhàng và buông lơi như đang ngóng trông một điều gì đó thật xa xăm, tạo cho người ta một cảm giác buồn man mác…
Tìm hiểu thêm: Hoa Sam – loài hoa có vẻ đẹp mộc mạc nhưng lại tinh tế sắc sảo
Màu tím hoa cà nhẹ nhàng, mơ mộng phất phơ giống như tà áo dài của những người con gái xứ Huế.
Phượng Tím cũng tạo nên một sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của con người, nó tạo cho nền nghệ thuật Việt Nam những ý tưởng lớn.
Biểu tượng của hoa Phượng Tím
Thiếu nữ dịu dàng, thơ mộng
Cây Phượng Tím thường được trồng nhiều trong công viên, vỉa hè phố… Mỗi khi chiều về hoa rụng, thì mặt đất lại được dệt nên bởi một thảm hoa tím thơ mộng, tuyệt đẹp, dịu dàng như những thiếu nữ mới độ vào xuân.
Với những thiếu nữa mới lớn thì một nhành hoa tím cài lên tóc hay một chiếc áo dài thướt tha kia sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của tuổi xuân.
Tình yêu đẹp
Màu tím cũng là màu tượng trưng cho lòng chung tủy, sắc son, nhẹ nhàng, mộng mơ. Nên Phượng Tím đại diện cho một tình yêu đẹp.
Tuy cũng là họ hàng với hoa Phượng, nhưng khác hẳn với hoa Phượng, Phượng Tím lại mang cánh hoa hình chuông. Khi hoa nở nộ, mỗi một nhành hoa như một đoá hoa lớn, nâng đỡ từng cánh hoa đang rũ xuống tạo nên một sự mềm mại khó tưởng.
Thông điệp mà hoa Phượng Tím đem tới
Mỗi lần dạo bước qua những con đường hoa phượng tím. Sẽ giúp cho tâm hồn của bạn trở nên nhẹ nhàng và thư thái, trút bỏ được mọi gánh nặng của cuộc sống hằng ngày, như được thả hồn về với thiên nhiên cây cỏ.
Hoa phượng tím Đà Lạt nở vào tháng mấy?
Từ tháng 3 đến cuối tháng 4 là khoảng thời gian Phượng Tím nở rợp trời. Đây là lúc các bạn có thể đắm mình trong không gian thơ mộng tràn ngập sắc tím của hoa.
Đà Lạt vào tháng 4 thời tiết se lạnh, nhìn những cánh Phượng Tím rơi rơi khiến lòng thổn thức, bồi hồi xao xuyến, man mác nhớ thương. Ai đã đến thăm Đà Lạt một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi cái cảm giác tuyệt vời này.
Hoa Phượng Vĩ thì được trồng ở mọi miền trên đất nước, nhưng riêng Phượng Tím thì chỉ sinh sôi và phát triển ở nơi có khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng thích hợp như Đà Lạt. Cho nên nếu muốn được ngắm vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng của hoa Phượng Tím thì không nơi đâu có thể thích hợp hơn ở Đà Lạt.
Cách trồng cây hoa Phượng Tím
Cây nhân giống khá chậm vì chỉ có thể trồng được bằng hạt chứ không thể dùng phương pháp giâm cành, từ sau 2 đến 3 năm cây sẽ bắt đầu ra hoa.
Đem ngâm hạt trong nước sạch từ 36 đến 40 giờ, sau đó vớt ra trộn vào cát ẩm rồi gieo xuống đất.
Sau khi gieo hạt, cần phủ một lớp đất hoặc cát nhuyễn mỏng lên mặt, rồi sử dụng rơm rạ che lại để che nắng và giữ ẩm cho hạt giống.
Tưới nước hàng ngày cho hạt giống trong khoảng 15 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Nếu trồng cây ở khoảng cách từ 4 đến 5m thì cây sẽ mau ra hoa, nếu trồng cây thưa hay đơn độc một mình thì cây sẽ lâu ra hoa hơn.
Cách chăm sóc cây hoa Phượng Tím
Chăm sóc giai đoạn cây con mới trồng
Giai đoạn sau khi cây mới trồng việc chăm sóc là rất quan trọng. Mặc dù Cây Phượng Tím là loại chịu hạn tốt, nhưng không vì thế mà không tưới nước cho cây. Nên cần chú ý tưới nước cho cây ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để cây con phục hồi và sinh trưởng tốt.
Cây mới trồng còn yếu nên bạn cần làm hàng rào để bảo vệ cây, tránh những tác nhân bên ngoài làm gãy thây cây, dập ngọn hay nếu cây úng nước quá cũng có thể chết.
Tìm hiểu thêm: Hoa Sơn Trà – Loài hoa có vẻ đẹp rực rỡ làm say đắm lòng người
Chăm sóc cây từ 1 tuổi trở đi
Cây Phượng Tím khi trồng được 1 năm sẽ có chiều cao khoảng từ 2 – 4 m, đến năm thứ 2 cây sẽ bắt đầu ra hoa.
Do loài cây này ưa sáng có khả năng chịu hạn tốt nên chúng thường được chọn làm Cây Công Trình.
Nếu cây trồng cây ở ven đường thì khoảng cách trồng sẽ từ 4 – 5 m một cây, hoa sẽ ra sớm hơn, khi cây trồng đơn độc một mình thì sẽ cho hoa nở muộn hơn.
Để giúp Cây Phượng Tím luôn phát triển tốt, bạn cần tiếp tục duy trì lượng nước tưới và bón phân định kỳ cho cây 2 lần/ năm.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý làm cỏ dại xung quanh gốc cho cây, để phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Cách phòng sâu bệnh cho Cây Hoa Phượng Tím
Giai đoạn vườn ươm
Để ngăn ngừa nấm hại, dùng BoocDo nồng độ 1% để phun đều lên trên mặt lá theo liều lượng 1 lít/4m2, phun đều đặn 2 tuần 1 lần.
Giai đoạn mới trồng
Phải cần chăm sóc thường xuyên, đặc biệt những năm đầu cây cần phải làm cỏ sạch sẽ theo định kỳ, nhằm giúp ngăn chặn sự phá hoại và cạnh tranh dinh dưỡng của cây, đồng thời ngăn ngừa nấm bệnh.
Giai đoạn 1 tuổi trở lên
Cây Phượng Tím sau khi trồng được khoảng 1 năm sẽ có chiều cao từ 1m -1,5m. Cây phát triển với tốc độ rất nhanh vì vậy cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn.
Cho nên hàng năm cần phải chú ý làm sạch cỏ xung quanh gốc theo định kỳ, tưới nước và tỉa bớt những cành nhánh. Đồng thời phải bón phân định kỳ giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng cao sức đề kháng giúp cây chống chọi với sâu bệnh.
Cách trị sâu bệnh cho cây hoa Phượng Tím
Bệnh nấm
Khi phát hiện ra bệnh nấm, cần phải chữa trị ngay bằng dung dịch Booc 1% hoặc COC 84 theo liều lượng 25gr/2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá cây Phượng với liều lượng phun 1 lít/4m2, từ 10 – 15 ngày phun 1 lần, phun liên tục 2 – 3 lần liền.
Sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác
Với bệnh sâu ăn lá có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun cho cây. Nên phun thuốc vào buổi chiều, tiến hành tưới nước sạch cho cây, sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng.
Bệnh sâu đục thân, đục cành
Loài sâu này có tên Margronia, sau khi thành trùng, chúng đẻ trứng trên lá non và trái non, sau đó dần đục vào thân cành. Xịt các loại thuốc trừ sâu như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC…Vào giai đoạn ra lá non, trái non của cây.
Hình ảnh tuyệt đẹp của hoa Phượng Tím
Trên đây là những thong tin hữu ích mà chúng tôi đã tìm hiểu được về loài hoa Phượng Tím. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn. Vipflowers chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc và thành công!
Block "faq" not found