Lan Ngọc Điểm là một loại lan rừng có tên gọi khác là Lan Đai Châu, Lan Nghinh Xuân, Lan Lưỡi Bò, Lan Đuôi Rồng lớn. Có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea, có màu sắc đẹp và hương thơm thoang thoảng, là loại hoa biểu tượng của Assam. Vậy bạn đã biết gì về loài hoa này chưa? Nếu chưa biết hãy cùng Vipflower đi tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của Lan Ngọc Điểm
Nguồn gốc
Hoa Lan Ngọc Điểm là loại hoa bản xứ được phân bố ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam…Tại Việt Nam, loại hoa này có nhiều tại các vùng núi, có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng nơi, miền Bắc gọi là phong lan Đai Châu , miền Trung gọi là nghinh xuân, và miền Nam gọi là Lan Ngọc Điểm.
Đặc điểm
Hoa có dạng chùm nhỏ xinh, có lá lớn, chùm hoa cong và dài khoảng 20cm. Hoa có chiều dài khoảng 3cm, nhiều màu sắc, có mùi thơm thoang thoảng nhẹ nhàng rất dễ chịu. Hoa nở rất bền, có thể lên đến 30-45 ngày tùy vào việc chăm sóc của người trồng. Hoa nở vào mùa xuân nên hoa còn có tên là Nghinh xuân.
Tìm hiểu thêm: Hoa Vân Anh – Loại hoa xua đuổi quỷ dữ đem lại may mắn ít ai biết
Là một loài hoa bản sứ, có khả năng chống chịu bệnh rất cao. Có khả năng chống lại hầu hết các loại sâu bệnh.
Ý nghĩa
Lan Ngọc Điểm có thể nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc. Vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ đón giao thừa trên bàn thờ có vài chậu thì có thể nói là một loại lan quốc hồn quốc túy của Việt Nam.
Phân loại Lan Ngọc Điểm
Hiện nay trên thị trường có hai loại là: Ngọc Điểm rừng và Ngọc Điểm Thái.
Ngọc Điểm Rừng
Loại này màu sắc không được phong phú, chỉ có một màu trắng chấm tím, nhưng mùi thì lại rất thơm.
Ngọc Điểm Thái
Do được lai tạo nhờ phương pháp cấy mô nên Ngọc Điểm Thái có nhiều màu sắc đa dạng sặc sỡ như: Trắng, hồng cánh sen, đỏ, tím, vàng…
Phân biệt giữa Lan Ngọc Điểm Rừng và Lan Ngọc Điểm Thái
Giống nhau: Cả hai loại đều ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên Đán, cây phát triển mạnh, rất khỏe.
Tìm hiểu thêm: Lan Cattleya – Loại lan Hoàng Hậu được mọi người săn lùng
Khác nhau: Lan Ngọc Điểm Rừng chỉ có một màu trắng chấm tím mùi rất thơm, còn Lan Ngọc Điểm Thái có nhiều màu sắc sặc sỡ đa dạng như trắng, hồng cánh sen, đỏ, tím, vàng…Tuy nhiên mùi thơm thì không bằng Ngọc Điểm rừng.
Cách trồng Lan Ngọc Điểm cho người mới biết trồng
Chuẩn bị giá thể thể thật thoáng, vì Lan Ngọc Điểm là loại độc trụ. Khi trồng cần cột chặt cây Lan vào một cây tựa sau đó đặt vào giá thể khoảng 3 cục than to.
Tốt nhất nên ghép gỗ treo cao để thoáng rễ. Nếu vườn có khí hậu không ẩm mát thì ghép vào cục gỗ rồi đặt vào chậu đất nung sau đó thêm than củi cỡ đầu ngón chân cái.
Nếu không có gỗ thì cũng có thể trồng bằng chậu đất nung, giá thể là than củi cũng được, để giữ độ ẩm tốt hơn thì đặt vài miếng xơ dừa phía trên chậu, không được vùi sâu xuống gốc giá thể, cuống lá dưới cùng phải đặt cách giá thể khoảng 2 đốt ngón tay, buộc thân cây với các dây treo để cố định cho cây không bị nghiêng đổ.
Khi mới trồng nên tưới cho cây 2-3 lần một ngày tùy vào độ ẩm của cây, cách 5 ngày phun thuốc kích rễ một lần. Phải treo cây chỗ râm mát để cây nhanh ra rễ, từ đó mới hút được chất dinh dưỡng và nước để phát triển.
Nếu sau 20-30 ngày ghép mà cây vẫn không ra rễ, lá héo mỏng dần thì nên để cây sang chỗ ẩm mát hơn, đặt thêm vật giữ ẩm gần cuống lá dưới cùng, nhưng không được bịt kín vì thường cây sẽ ra rễ ở đây.
Cách trồng Lan Ngọc Điểm Rừng
B1: Phân loại
Trước tiên cần phân loại lớn nhỏ, sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng.
B2: Xử lí mầm bệnh
Dùng thuốc Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil…và phun theo hướng dẫn của sản phẩm để xử lí nấm bệnh
Hòa tan dung dịch theo công thức 1 thìa súp đường + một thìa cà phê phân bón 30-10-10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước khuấy cho đều rồi ngâm cây trong 4 giờ, sau đó lấy ra để ráo nước.
Buộc 3-5 cây lại với nhau rồi treo ngược xuống, tránh mưa tạt vào sẽ làm cây bị thối.
Phun thuốc trị bệnh cho cây trước khi ghép vào cội 15-25 ngày, sau 7 ngày thì phun phân phục hồi rễ.
B3: Ghép cây
Vì là loại lan mọc trên cao nơi thoáng gió, nên khi ghép không được để cây ở chỗ có không khí tù hãm. Khi ghép tốt nhất là ghép vào miếng gỗ, ngói hay vỏ cây, giỏ, để rễ phơi ra ngoài thông thoáng, không bị ẩm ướt.
Cách chăm sóc hoa Lan Ngọc Điểm
Môi trường sống
Hoa có khả năng chịu nóng, thích hợp với nhiệt độ từ 26 – 30 độ C. Tuy là loại lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Độ ẩm càng cao, rễ càng mọc nhanh và cây phát triển rất tốt.
Ánh sáng thích hợp là khoảng 60%, nếu ánh sáng quá cao sẽ làm cây bị cháy lá. Còn ngược lại nếu thiếu ánh sáng cây sẽ phát triển chậm, lá mỏng, rễ kém phát triển, lâu ra hoa.
Độ ẩm lí tưởng để cây phát triển là 40-70%
Tìm hiểu thêm: Hoa cúc đồng tiền là gì? – Giải mã tất cả bí ẩn
Khi trồng yêu cầu vườn phải thông thoáng, chậu phải có khe hở không quá chặt thì hoa mới phát triển tốt.
Lan Ngọc Điểm hấp thụ nước tốt. Vì thế tưới nước đều đặn cho cây ngày 2 lần. Vào thời kì cây nghỉ thì tưới nước cho cây ngày 1 lần.
Thời gian nghỉ của cây là từ khi hoa tàn cho đến khi cây xuất hiện rễ mới, đây cũng là vào mùa mưa.
Bón phân
Cách 3 tháng bón phân cho cây 1 lần để cây đủ chất dinh dưỡng. Suốt thời gian nghỉ của cây từ đấu tháng 2 đến cuối tháng 4 chúng ta hoàn toàn không được bón phân hay chất dinh dưỡng cho cây.
Cách chăm sóc Lan Ngọc Điểm sau khi ra hoa
Chăm sóc Lan Đai Châu sau khi ra hoa rất quan trọng giúp cho cây lan khỏe và sẽ có hoa đẹp vào mùa tới.
Khi cây chớm ra nụ hoa chúng ta thay phân 60-30-30 bằng phân 10-20-20 để bón cho cây, một tuần lễ trước khi hoa nở cho đến khi hoa tàn ta dùng phân có tỉ lệ Kali cao để tạo cho cây có sức sinh trưởng trong mùa nghỉ.
Sau khi ra hoa cây rất yếu ớt cần kích thích cây ra rễ nhiều để hấp thu chất dinh dưỡng, bằng các loại thuốc kích thích ra rễ. Nên dùng Gừng ngâm khoảng 3 tháng, sau đó lấy 1ml nước Gừng pha với 1 lít nước để tưới cây đều đặn 3 lần một tuần. Cách này giúp cây ra rễ khá tốt.
Cách nhân giống hoa Lan Ngọc Điểm
Loại hoa được nhiều người chơi lan rất thích, thông thường nhân giống Ngọc Điềm gồm có 3 phương pháp sau:
Nhân giống tự nhiên.
Nhân giống theo phương thẳng đứng.
Ép cây mẹ đẻ con.
Khi tiến hành nhân giống thì cần thức hiện cá bước sau:
Chọn giống
Nên chọn cây Lan Ngọc Điểm to khỏe, không sâu bệnh, như vậy khi nhân giống cũng sẽ cho ra cây con chất lượng tốt.
Thời gian
Nên chọn mùa xuân hoặc sau mùa ra hoa để nhân giống.
Chuẩn bị
Giá thể trồng, dao sắc, nước sạch, bột liền sẹo, thuốc sát trùng, thuốc kích thích, dây đồng loại nhỏ, phân bón, dây buộc, que nẹp, dây điện loại nhỏ.
Thực hiện
Nhân giống tự nhiên
Cắt cây thành nhiều khúc từ 30-50cm rồi tiến hành sát trùng.
Để ở nơi có khí hậu mát mẻ, độ ẩm vùa đủ không quá cao cũng không quá thấp, bôi thuốc kích thích cho cây 1 tuần 1 lần.
Để cây nằm ngang rồi dùng que tre nẹp thẳng cây lại rồi tiếp tục chăm sóc như trên, phun thuốc kích thích. Sau một thời gian cây sẽ tự động mọc ra chồi non.
Với phương pháp này càng kẹp lâu thì cây càng mọc ra nhiều chồi non.
Nhân giống theo phương pháp thẳng đứng
Treo ngược giỏ cây lên cành cao khoảng 2m ở nơi thoáng mát có độ ẩm thích hợp.
Sau đó chăm bón cho cây thường xuyên sau mọt thời gian cây mẹ sẽ sinh ra nhiều mầm non.
Nên nẹp cây lại để cây mẹ không mất dáng sau sinh.
Phương pháp ép cây mẹ đẻ cây con
Dùng dây điện căn lên phần rễ to rồi dùng dây lõi đồng nịt chặt vào thân cho dây lún vào 1mm. Sau đó chăm sóc cây mẹ đầy đủ.
Không thắt ở đoạn thân, ngọn, và chỉ cho cây sinh tư 1-2 con nếu không sẽ không đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả cây mẹ và con.
Trồng Lan Ngọc Điểm bao lâu thì ra hoa?
Nếu tính từ lúc bắt đầu ghép cây hoặc trồng cây nhỏ cho đến khi ra hoa là khoảng 2 năm. Tuy nhiên lúc cây còn nhỏ mà đã ra hoa sẽ không tốt cho sự phát triển của cây sau này cho nên vào thời điểm đó nên cắt nụ đi để dưỡng cho cây khỏe hơn, sang năm sau mới cho cây ra hoa.
Sau đó mỗi năm vào dịp tết cây sẽ ra hoa 1 lần. Nhưng cũng cần chú ý chỉ cho những giò hoa đã đủ khỏe, dáng căng, không có hiện tượng thiếu nước, nhăn nheo ra hoa, còn những giò còn yếu thì cần phải chăm bón thêm cho cây khỏe rồi mời cho ra hoa.
Hoa Lan Ngọc Điểm có những màu sắc nào?
Thông thường Lan Ngọc Điểm rừng chỉ có mọt màu trắng đốm tím, tuy nhiên hiện nay với công nghệ sinh học, lai tạo, nên hoa Ngọc Điểm có nhiều màu sắc hơn. Nếu không kể các màu đậm nhạt nhiều ít thì gồm có 7 màu như sau:
Màu đỏ (xác pháo).
Màu trắng tinh khôi.
Màu hồng (sen).
Màu Cam.
Màu đốm (bò sữa).
Màu vàng (xanh).
Màu tím (đen).
Các bệnh thường gặp và cách điều trị ở Lan Ngọc Điểm
Bệnh thối đen:
Nguyên nhân:
Do nấm Pythium và Phytophthora gây ra. Đặc điểm phân biệt bệnh thối đen và thối nhũn. Thối đen không có mùi hôi, hoặc có rất rất ít mùi hơi tanh.
Cách điều trị:
Dùng Aliette 80WP hoặc Antracol 70WP để đặc trị hai loại nấm này.
Khi thấy có dấu hiệu bệnh thì pha 50gr với 16 lít nước phun tấn công để tiêu diệt mầm bệnh. Nếu phun phòng bệnh thì pha 33gr với 16 lít nước để phun.
Khi phun thì phun lên rễ và giá thể vì bệnh xuất phát từ gốc chứ không phải ở giả hành hoặc lá.
Hoặc Ridomilgold 68WG (Metalaxyl M 40g/L + Mancozeb 640g/L), với loại này bạn nên mua thuốc có hoạt chất Metalaxyl M với trên 95% như MATAXYL thì hiệu quả mới cao.
Riêng hoạt chất này dùng liên tục sẽ bị lờn thuốc, vì vậy nên đổi thuốc sau 2-3 lần dùng.
Cả 3 loại trên đều có thể pha ra chậu rồi ngâm cả giò lan vào 5-15 phút sẽ tiêu diệt được mầm bệnh một cách hiệu quả.
Phun để phòng và chữa bệnh thì phun khắp giàn và cả mặt đất, cây ăn quả trong vườn để tránh lây lan.
Trường hợp phun chữa bệnh thì phun 1 tuần 1 lần, phun liên tục 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, nhưng phun buổi sáng sẽ tốt hơn.
Bệnh thán thư:
Nguyên nhân:
Bệnh này do nấm thuộc Collectotrichum gây ra, trong đó phổ biến là Colletotrichum nigrum Ell et Hals và Colletotrichum capsici Butler and Bisby.
Cách điều trị:
Dùng thuốc Carbenzim, Ridomilgold 68WG thuốc Score 250EC, Folpan 50SC, Topsin M hoặc Vicarben để phun cho cây.
Bệnh đốm lá
Nguyên nhân:
Có thể do nấm Cercospora, nấm Guignardia, nấm Phyllosticta hoặc nấm Septoria gây ra.
Cách điều trị:
Dùng thuốc Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl), hoặc thuốc Daconil 75WP hoặc Daconil 500SC (Hoạt chất Chlorothalonil).
Nên pha chung với thuốc có hoạt chất Carbendazim để trị bệnh triệt để hơn và làm phổ phòng diệt bệnh rộng hơn.
Bệnh héo úa (chết chậm)
Nguyên nhân:
Do nấm Fusarium oxysporum gây ra.
Cách điều trị:
Dùng thuốc điều trị giống bệnh đốm lá.
Bệnh thối rễ
Nguyên nhân:
Do nấm Rhizoctonia gây ra dưới gốc và bộ rễ.
Cách điều trị:
Dùng một trong các loại thuốc Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl), Anvil 5SC (Hoạt chất Hexaconazole 50g/L) hoặc Rovral 50 WP, 500WG, 750WG (Hoạt chất Iprodione (min 96 %) để điều trị.
Hình ảnh hoa Lan Ngọc Điểm
Trên đây là một sô thông tin hữu ích về hoa Lan Ngọc Điểm, mong rằng với những thông tin trên, sẽ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn về loại hoa tuyệt đẹp này. Vipflowers chúc các bạn và gia đình luôn vui vẻ, xinh đẹp và thành công nhé!